Sự thật về mức giá 1,3 triệu đồng cho game xịn thời nay

Trong một thị trường mà giá cả không phải là thước đo duy nhất về chất lượng, nó sẽ dẫn tới tình trạng như của No Man’s Sky.

Ngày nay, thị trường game đã không còn là sân chơi riêng dành cho những sản phẩm cao cấp từ các studio lớn nữa, mà người chơi có thể thoải mái lựa chọn game từ mức giá O USD (chơi miễn phí) cho tới giá tiêu chuẩn 60 USD hay thậm chí còn cao hơn thế. Quan niệm về giá trị đã biến chuyển trong mọi lĩnh vực của thị trường, và đang có những cái nhìn rất khác nhau về một tựa game có giá 60 USD. Từ trường hợp của No Man’s Sky, hãy cùng xem xem cái giá 60 USD sẽ đem đến cho bạn những gì.

Vấn đề trả phí:

Hiện nay khi mà thị trường ngày càng mở cửa và trở nên biến hóa, định kiến “của rẻ là của ôi” của người tiêu dùng đã thay đổi hoàn toàn. Trong quá khứ, người ta cho rằng những game có giá 20 USD chắc chắn sẽ kém xa một tựa game 40 USD, và họ đã đúng. Khi đó lựa chọn duy nhất của người chơi là các phẩm ở mức trung cấp AA hoặc cao cấp AAA, còn những thứ khác đơn giản là “hàng thừa”.
sronb15pnm9uwin16ac1-1475592505964

Nhưng như chúng ta được chứng kiến, mọi thứ đã khác đi rất nhiều. Hiện tại, có rất nhiều nhà phát triển độc lập tung ra những sản phẩm chất lượng với giá 20 USD hoặc thấp hơn. Không chỉ vậy, người tiêu dùng thời nay kỳ vọng vào chất lượng tại bất cứ mức giá nào. Giá cả không còn là yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng game nữa, đây là điểm làm nên sự độc đáo của hiện nay.

Thông thường người ta trả giá cao hơn cho một món hàng/dịch vụ vì thương hiệu và cách nó được tiếp thị trên thị trường, chắc chắn món bít tết bạn ăn trong một khách sạn năm sao sẽ có giá cao hơn trong quán ăn bình dân, vì nó được “mặc định” là có chất lượng cao hơn. Đối với thời xưa cũng thế, người tiêu dùng bỏ ra một số tiền lớn hơn, hy vọng sẽ nhận được sự phục vụ tốt hơn.

Tuy nhiên, điều này lại không thể áp dụng được với xu hướng video game ngày nay. Bạn có thể chơi một , và có hàng trăm giờ đồng hồ giải trí, hoặc mua về một tựa game 40 USD để chiến trong 8 đến 12 tiếng. Khi mới phát hành, Doom có giá 60 USD, nhưng chỉ sau chưa tới 6 tháng, một trong những tựa game hay nhất năm 2016 đã phải giảm giá tới 50%. Trong một thị trường mà giá cả không phải là thước đo duy nhất về chất lượng, nó sẽ dẫn tới tình trạng như của No Man’s Sky.

No Man’s Sky được coi là một game độc lập cho tới khi Sony tiếp quản dự án này. Sau đó, tựa game này đã được đẩy qua quy trình quảng bá và marketing đầy đủ như những sản phẩm cao cấp AAA khác của các studio lớn. Tuy nhiên tới khi chính thức phát hành, game lại thiếu hụt nhiều tính năng khiến người chơi không khỏi hụt hẫng. Hoàn toàn có thể nói rằng hiện tại No Man’s Sky không xứng đáng với cái giá 60 USD mà Sony đặt ra cho nó.

Vậy, một tựa game đáng giá 60 USD sẽ phải như thế nào?

Định giá video game chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Mọi game đều có những điểm riêng biệt: Từ thiết kế, phong cách, nội dung hay thậm chí cả đội ngũ sản xuất, và không có chuẩn mực nào để định giá một tựa game nhất định. Có phải game nào có chế độ nhiều người chơi thì cộng thêm 20 USD, còn game chơi một người chỉ đáng giá 10 USD? Bên cạnh đó giá cả còn phụ thuộc vào thể loại, sự phổ biến và cả xu hướng thị trường … Ai cũng cho rằng game của mình là “đáng giá”, nhưng “đáng giá” là như thế nào thì khó mà xác định được.

Ví dụ không thể vì mỗi năm đều có một phiên bản “Call of Duty” ra mắt mà thể loại FPS nên rẻ đi khoảng 15 USD so với tiêu chuẩn thông thường, hay vì “Mario” quá phổ biến và bán chạy nên nó chỉ nên treo giá 20 USD thôi.

Cuối cùng, chủ đề mà chúng ta – những người tiêu dùng quan tâm tới nhất, chính là câu hỏi: Vì sao game lại đắt như vậy?

Bất kể các nhà phát triển và phát hành cố gắng nói điều gì với bạn, có một điều chắc chắn rằng ngày nay chi phí sản xuất game đã hạ thấp xuống. Phân phối kỹ thuật số giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, giao hàng và lưu trữ game. Những bản hướng dẫn game ngày càng giảm chất lượng để tiết kiệm chi phí in, và việc sử dụng các engine game đã dễ dàng, ít tốn kém hơn rất nhiều.

Trong quá khứ, game đắt đỏ như vậy là bởi những chi phí xung quanh và sự thiếu hụt game trên thị trường. Còn ngày nay, chúng ta đã hiểu quá nhiều thứ để nói một sự thực “xấu xí” với các nhà phát triển và phát hành rằng: Game không có đáng giá tới 60 USD. Khi mà mỗi ngày đều có hàng tá game được phát hành, sự khan hiếm không còn là tác nhân ảnh hưởng nữa, và tất nhiên công nghệ đi lên đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất sẽ thấp hơn. Các nhà phát hành sẽ biện hộ rằng marketing rất tốn kém, nhưng nó đâu có liên quan tới việc làm ra một tựa game.

Vậy giá chính xác của một tựa game được xác định như thế nào? Hoàn toàn không thể biết được. Điều đó phụ thuộc vào ví tiền và trải nghiệm mà bạn nhận được. Nếu bạn dư dả 60 USD để mua game và chơi nó một cách thích thú thì cũng đừng xót tiền, còn nếu một game miễn phí là quá đủ để bạn giải trí thì điều đó chẳng có gì sai cả. Nên nhớ rằng, giá cả là do nhà phát hành quyết định, còn giá trị thực của game là nằm ở người chơi.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *